Sự khác biệt cốt lõi giữa công nghệ QLED và OLED thông qua các bài thử nghiệm chất lượng hình ảnh thực tế như thế nào?
Trước khi tìm hiểu sự khác biệt thực tế giữa giữa công nghệ QLED và OLED, chúng ta cần biết rằng ngành công nghiệp hiển thị vẫn trên đà phát triển, và trong khi công nghệ OLED được xem là lựa chọn tối ưu cho thiết bị di động. Trong khi đó, các nhà sản xuất TV đã tìm thấy những nhược điểm của công nghệ OLED trên màn hình kích thước lớn, bao gồm độ sáng hạn chế nhằm tránh hiện tượng lưu ảnh và không làm giảm tuổi thọ màn hình.
Trong bối cảnh này, công nghệ Chấm lượng tử (Quantum Dot) được xem là câu trả lời cho những hạn chế trên, và thế hệ đầu tiên của nó là các dòng TV QLED là minh chứng cho hướng đi đúng đắn.
Trong bài viết này sẽ cho thấy sự khác biệt cốt lõi giữa công nghệ QLED và OLED thông qua các bài thử nghiệm chất lượng hình ảnh thực tế. Qua đó, bạn cũng sẽ có cái nhìn rõ hơn về những hạn chế mà TV OLED hiện nay đang gặp phải.
Dòng TV sử dụng trong thử nghiệm bao gồm Q95T, đại điện cho thế hệ QLED 4K mới nhất, và một mẫu TV OLED 4K giá thành tương đương. Cả hai TV đều có kích thước 65 inch, sử dụng chung nguồn phát 4K 60Hz, cáp HDMI hỗ trợ đầy đủ băng thông và đặt trong phòng kín được kiểm soát ánh sáng hoàn toàn.
Ngoài ra, để công bằng, chúng tôi cài đặt 2 TV về trạng thái ban đầu giống như vừa mới mở hộp, và chuyển sang chế độ chuẩn (Standard), giống như cách mà nhiều người dùng vẫn sử dụng ở nhà. Các bài thử nghiệm chúng tôi sử dụng chung mẫu thử của AVS Forum, hình ảnh tĩnh 4K, video chuẩn 1080p và HDR 4K.
Thử nghiệm đầu tiên về độ nét và khung hình, TV OLED “khai báo” ngay điểm yếu của nó khi bị mất một phần điểm ảnh ở bên trái và phía dưới khung hình. Đây là hệ quả của tính năng tự động dịch chuyển điểm ảnh nhằm hạn chế lỗi “lưu ảnh” thường thấy trên điểm ảnh hữu cơ tự phát sáng.
Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể không nhận thấy được sự mất mát điểm ảnh của TV OLED. Nhưng dù sao thì đó vẫn được tính là một trải nghiệm hình ảnh không thực sự “trọn vẹn”.
TV QLED không cần tới tính năng dịch chuyển điểm ảnh như TV OLED vì lỗi lưu ảnh hoàn toàn không xảy ra nên vẫn được hiển thị trọn vẹn từng khung hình.
Về độ nét, cả TV QLED và OLED kiểm soát tốt đường viền và các góc cạnh. Hiện tượng răng cưa ở cạnh và hiện tượng moire không xuất hiện ở các vùng giao thoa.
Ngoài việc mất mát điểm ảnh, TV OLED cũng tỏ ra hụt hơi so với TV QLED về khả năng thể hiện màu trắng. Độ sáng hạn chết làm cho màu trắng của TV OLED không thực sự tinh khiết khi đặt cạnh màu trắng của TV QLED. Hơn nữa, khi đặt cạnh nhau, dễ dàng nhận thấy màu trắng của TV OLED bị ám xanh, là hệ quả của khả năng kiểm soát cân bằng trắng chưa tốt.
TV OLED thường nổi tiếng với độ tương phản, nhờ vào độ sâu màu đen. Tuy nhiên, sắc trắng của TV OLED khi đặt cạnh TV QLED trong bài thử nghiệm về độ tương phản vẫn chưa thực sự nổi bật, trong khi màu đen của cả 2 không có nhiều khác biệt.
Sự “trỗi dậy” về độ sâu màu đen của TV QLED trong vài năm trở lại đây là do những cải tiến vượt bậc về công nghệ đèn nền và làm mờ cục bộ. Cho phép trải đều ánh sáng ra toàn bộ tấm nền và chia thành vô số những khu vực nhỏ để kiểm soát độ sáng. Nhờ vậy, độ sâu màu đen của TV QLED và TV OLED trong các thử nghiệm thực tế là tiệm cận nhau.
Để kiểm tra sức mạnh hiển thị ở cấp độ cao nhất, chúng tôi cho TV QLED và OLED phát cùng nội dung phim Bluray 4K HDR nguyên bản với dải tương phản động cao nhất. Ở bài thử nghiệm này, đỉnh sáng HDR (Peak Brightness) của TV sẽ quyết định tất cả, và đó là lãnh địa thực sự của TV QLED.
Trong các cảnh phim HDR 4K, vùng sáng trên TV QLED rất nổi bật, đặc biệt là các cảnh sáng chói từ ánh mặt trời, các cảnh nắng ban trưa hay ánh sáng le lói trong đêm tối. Công nghệ Chấm lượng tử với Color Volume (Dung tích màu) lớn, cho phép giữ chi tiết và màu sắc mượt mà ở những vùng chói sáng, làm cho hình ảnh trông thực và ấn tượng hơn.
Với TV OLED, điểm tựa về chất lượng hình ảnh vẫn là sắc tối, với màu đen sâu thẳm. Tuy nhiên, đỉnh sáng thấp và Color Volume nhỏ khiến cho nội dung HDR 4K vẫn chưa thực sự nổi bật, thiếu chi tiết và màu sắc không rực rỡ như TV QLED.
Sự khác biệt của đỉnh sáng trên TV QLED không chỉ ở nội dung HDR, mà còn rõ ràng ở nội dung SDR. Chúng tôi thử nghiệm một số phim 1080p và đặc biệt là các trận bóng đá. Hình ảnh của TV QLED sáng sủa và nhiều chi tiết hơn. Còn TV OLED vẫn làm tốt ở những vùng tối, làm cho độ tương phản trông có vẻ như cao hơn, nhưng lại làm mất chi tiết và thiếu sáng.
Về thiết kế, lưu ý là TV OLED không thực sự mỏng như nhiều người vẫn nghĩ, phần viền màn hình cả 2 có độ mỏng tương đương nhau, phần mặt lưng vẫn có khu vực nổi lên ở phía dưới để bố trí bo mạch chủ và mạch biến áp. Còn TV QLED thì phần lưng phẳng hoàn toàn, phần viền mặc dù có độ dày tương đương nhưng phần kim loại phía ngoài tạo cả giác mỏng hơn.
Ngoài ra, thiết kế chân đế TV OLED hơi thấp, do đó bạn không thể bố trí được loa thanh trước màn hình giống như TV QLED.