Trong nửa đầu năm 2024, các giải pháp an ninh mạng của Kaspersky đã ghi nhận 57.571 vụ tấn công ransomware tại khu vực Đông Nam Á (ĐNA).
Với vị trí địa lý chiến lược và tiềm năng kinh tế, Đông Nam Á đã trở thành trung tâm công nghệ và tài chính quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số cùng với sự chênh lệch về mức độ bảo mật mạng giữa các quốc gia đã khiến khu vực này trở thành điểm nóng của tội phạm mạng. Các tổ chức lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là mục tiêu chính của các nhóm tấn công ransomware.
Ông Adrian Hia, Giám đốc Điều hành khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Kaspersky, cho biết: “Các nhóm tội phạm mạng, đặc biệt là ransomware, đang nhắm vào các ngành quan trọng như tài chính, y tế, sản xuất và dịch vụ công. Các cơ sở hạ tầng thiết yếu và những tổ chức có giá trị tài chính cao là những mục tiêu hàng đầu của chúng.”
Indonesia dẫn đầu về số lượng tấn công ransomware
Indonesia là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực, với 32.803 cuộc tấn công được Kaspersky ngăn chặn. Philippines đứng thứ hai với 15.208 vụ, tiếp đến là Thái Lan (4.841), Malaysia (3.920), Việt Nam (692) và Singapore (107).
Quốc gia | Các cuộc tấn công ransomware từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2024 |
Indonesia | 32.803 |
Malaysia | 3.920 |
Philippines | 15.208 |
Singapore | 107 |
Thái Lan | 4,841 |
Việt Nam | 692 |
Đông Nam Á | 57.571 |
Theo ông Adrian Hia, một cuộc tấn công ransomware không chỉ gây tổn thất tài chính lớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động của tổ chức. Các tổ chức thường đối mặt với chi phí phục hồi cao, gián đoạn hoạt động kéo dài, và nguy cơ mất dữ liệu.
Các cuộc tấn công gần đây tại khu vực cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề:
- Trung tâm Dữ liệu Quốc gia Indonesia.
- Đơn vị vận hành giao thông công cộng tại Malaysia.
- Hệ thống bảo hiểm y tế tại Philippines.
- Một chuỗi nhà hàng lớn tại Singapore.
- Các công ty môi giới chứng khoán và cung cấp xăng dầu tại Việt Nam.
Kaspersky khuyến nghị các tổ chức thực hiện các biện pháp như: Cập nhật phần mềm thường xuyên để giảm nguy cơ bị khai thác lỗ hổng; Sao lưu dữ liệu định kỳ để bảo vệ thông tin quan trọng; Đánh giá bảo mật chuỗi cung ứng và sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp để phát hiện lỗ hổng; Sử dụng công cụ bảo mật tiên tiến như Kaspersky Next XDR Expert để bảo vệ hệ thống; Đào tạo nhân viên về nhận thức an ninh mạng, tăng cường khả năng phát hiện và xử lý mối đe dọa; Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ có thể chọn giải pháp bảo mật toàn diện như Kaspersky Small Office Security để bảo vệ mà không cần đội ngũ IT chuyên trách.
Thành lập từ năm 1997, Kaspersky đã bảo vệ hơn 1 tỷ thiết bị trên toàn cầu khỏi các mối đe dọa mạng. Công ty cung cấp nhiều giải pháp bảo mật tiên tiến nhằm bảo vệ doanh nghiệp, hạ tầng quan trọng và người dùng cá nhân trước các cuộc tấn công ngày càng phức tạp.