Hệ sinh thái của Lazada được xây dựng dựa trên 3 yếu tố trọng tâm: Phát kiến công nghệ tiên tiến, hệ thống Logistics và các phương thức thanh toán đa dạng. Trong đó, hệ thống logistics được định hình bài bản với nhiều trung tâm xử lý đơn hàng trải dài trên khắp Việt Nam.
Năm 2015, Lazada chính thức thành lập Lazada Express – một công ty chuyên về Logistics để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tính đến nay, Lazada Việt Nam đang sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng logistics tích hợp, thông minh hàng đầu tại Việt Nam với 02 Trung tâm phân phối, 02 Trung tâm phân loại hàng hoá tự động, 70 Trung tâm giao nhận hàng và hàng trăm Điểm gửi hàng trên khắp cả nước.
Cùng với đó, Lazada Việt Nam cũng không ngừng ứng dụng các công nghệ tiên tiến để cho ra mắt các sáng kiến logistics mới, tối ưu hoá trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Nổi bật trong đó là “Dự án Apollo” – đây là một nền tảng ứng dụng công nghệ và dữ liệu lớn (big data) để tập trung, tích hợp toàn bộ việc quản trị mạng lưới và dữ liệu; phân bổ và tối ưu các tuyến đường; đồng thời quản lý chi phí hiệu quả.
Thông qua Apollo, việc kết nối giữa nền tảng Thương mại điện tử và cơ sở hạ tầng Logistics sẽ ngày càng được nâng cao để tạo ra các giá trị gia tăng và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, các thương hiệu và nhà bán hàng của Lazada.
Hệ thống logistics của Lazada Việt Nam vận hành thông qua bốn hạng mục. Đầu tiên là Trung tâm phân phối (Fulfilled by Lazada) đặt ở hai điểm: Trung tâm phân phối TP. Hồ Chí Minh được xây dựng năm 2015 với tổng diện tích 20.000 m2, và Trung tâm phân phối tại Hà Nội được xây dựng năm 2017 với tổng diện tich 14.000 m2.
Thứ hai là Trung tâm phân loại hàng hóa tự động (Sortation Center): Hiện tại, Lazada Việt Nam đang có 02 trung tâm phân loại hàng hoá tự động, bao gồm Trung tâm phân loại hàng hóa TPHCM có tổng diện tích lên tới 7.000 m2, và Trung tâm phân loại hàng hóa Hà Nội có tổng diện tích lên tới 10.000 m2.
Tại Sortation Center, tất cả các hàng hoá được tập trung và phân loại về các trung tâm giao nhận hàng tại các quận, huyện thông qua công nghệ chia chọn tự động:
- Dây chuyền tự động chia chọn: Sử dụng công nghệ wave-sorter thế hệ 2, băng chuyền tự động chuyển hướng bánh răng giúp chuyển hàng hóa nhanh chóng tới điểm đến là các cơ sở phát hàng của Lazada.
- Băng chuyền tự động hoàn trả khay hàng: Khay hàng được sử dụng cho các đơn hàng có kích thước nhỏ, hình dạng không vuông vức, không đóng hộp, v.v . Sau khi hàng được chuyển hướng đến điểm giao nhận, khay được băng chuyền tự động đưa trở lại khu vực nhận hàng để tối ưu hoá hiệu suất vận hành.
Thứ ba, đội ngũ hậu cần sẽ phụ trách 3 điểm, gồm Điểm gửi hàng (Drop-off Points): 500 điểm gửi hàng của Lazada hợp tác với các đối tác bán lẻ lớn như CircleK, Pharmarcity, Coop food… và hơn 1.500 điểm của đối tác hậu cần. Điểm nhận hàng (Collection Point): 190 điểm, và Trung tâm giao nhận hàng (Hub): hơn 70 trung tâm của Lazada & hàng trăm trung tâm của đối tác hậu cần.
Dưới đây là video demo điểm nhận hàng iLogic Box của Lazada:
Thứ tư là Tủ khóa thông minh (Smart Locker), thấu hiểu được những nỗi khó khăn, bất tiện của các khách hàng khi không chủ động được thời gian, địa điểm nhận hàng, Lazada đã cho ra mắt dịch vụ Smart Locker từ năm 2018. Đây là giải pháp nhận hàng thông minh, thuận tiện, an toàn cho khách hàng khi mua sắm cùng Lazada.
Theo đó, khi khách hàng lựa chọn hình thức giao nhận này, đối tác giao nhận sẽ mang đơn hàng tới tủ khóa thông minh do khách hàng chọn, cùng lúc đó, khách hàng sẽ nhận được thông báo và mã OTP để lấy hàng qua số điện thoại và địa chỉ email đã đăng ký với Lazada.
Dưới đây là video demo điểm gửi hàng của Lazada:
Lazada là nền tảng thương mại điện tử duy nhất tại Việt Nam áp dụng công nghệ Smart Locker. Hiện tại Lazada có: 36 tủ khóa thông minh trên cả nước (TP.HCM và Hà Nội). Các tủ thông minh thường được đặt tại chung cư, trung tâm thương mại thuận tiện và gần nhà/văn phòng của khách hàng.
Cuối cùng, hệ thống công nghệ thông tin vận hành (Logistic Operation Platform) áp dụng cho toàn bộ các khâu từ nhận hàng, chia chọn, vận chuyển hàng và giao hàng, giúp Lazada tối ưu việc quản trị hành trình của đơn hàng thông qua việc áp dụng công nghệ big data đảm bảo hiệu quả và tính toán trên thời gian thực (real time). Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin mạng lưới (Logistics Network Platform) kết nối và quản lý toàn bộ mạng lưới hậu cần.