Google chia sẻ thông tin về thực trạng của ngành du lịch khu vực và cách hãng hỗ trợ khách du lịch cũng như doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó, gã khổng lồ tìm kiếm cũng cung cấp cái nhìn tổng quan về triển vọng du lịch ở khu vực.
Trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương bắt đầu nới lỏng dần các hạn chế đối với việc di chuyển, Google tiến hành tìm hiểu nhu cầu du lịch đang có dấu hiệu phục hồi như thế nào trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng hậu đại dịch Covid-19.
Nhu cầu du lịch tăng trở lại sau thời gian dài bị dồn nén do các quy định hạn chế dịch chuyển.
Trong các cuộc khảo sát người tiêu dùng gần đây, khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết họ đang muốn hoặc rất muốn đi du lịch. Kết quả từ những nghiên cứu này khá giống với thống kê về xu hướng tìm kiếm du lịch tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chỉ trong ba tháng, nhu cầu tìm kiếm về du lịch đã phục hồi khoảng 50% so với mức trước COVID-19.
Du lịch nội địa Việt Nam bắt đầu hồi phục sau khi vượt qua các mối lo ngại ban đầu về COVID-19.
Xu hướng tìm kiếm địa điểm du lịch biển của du khách Việt trong tháng 7 tăng gấp 5 lần so với tháng 3/2020.
Bên cạnh nhu cầu dịch chuyển thiết yếu đến các thành phố lớn như thường lệ .Du khách Việt Nam đang có xu hướng chọn du lịch về với thiên nhiên và các vùng biển như Phú Quốc và Đà Lạt cho những kỳ nghỉ cuối năm của mình.
Chiến lược mới: Phân khúc mới nhằm đáp ứng những nhu cầu mới
Google đưa ra ba gợi ý chính giúp các công ty lên kế hoạch cho việc phục hồi du lịch trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và dẫn dắt trong hành trình kết nối và tương tác với đối tượng khách hàng du lịch mới của mình.
1. Đáp ứng mối quan tâm thời đại số: Khách hàng khát thông tin hữu ích trên trực tuyến.
Trong khi sự hào hứng về những chuyến du lịch tiềm năng ngày một tăng, cuộc khảo sát cho thấy rằng khách hàng đang chuyển sang các đại lý du lịch trực tuyến (Online Travel Agents) để lên các kế hoạch du lịch.
Tất cả các công ty du lịch đều có thể nắm bắt sự tăng trưởng này bằng cách cung cấp các dịch vụ hữu ích, chẳng hạn như truyền tải thông tin an toàn và thông tin di chuyển trên các kênh thuộc sở hữu của họ, cung cấp các ưu đãi đặt phòng linh hoạt và đảm bảo giá cho những du khách muốn đặt phòng sớm, đẩy mạnh tương tác và thực hiện các hoạt động tiếp thị sáng tạo như các chương trình trực tuyến để đảm bảo thương hiệu của bạn luôn được nghĩ đến đầu tiên.
2. Thích nghi phù hợp với COVID: An toàn trở thành thương hiệu mới, nhưng nhận thức về an toàn khác nhau theo quốc gia
Theo khảo sát người tiêu dùng của Google, khách du lịch xếp mức độ sạch sẽ và vệ sinh là một trong ba yếu tố cân nhắc hàng đầu của họ, đi kèm với danh tiếng thương hiệu du lịch hoặc các chương trình ưu đãi khách hàng thân thiết.
Một dẫn chứng trong nghiên cứu của Google cho thấy ở Trung Quốc, sau giai đoạn COVID-19, 40% khách hàng thích ở khách sạn, trong khi đó chỉ có 9% người lựa chọn thuê nhà lưu trú. Tuy nhiên, xu hướng trái ngược lại được ghi nhận tại New Zealand, nơi các lượt đặt phòng nội địa trên Airbnb phục hồi nhanh hơn mức trước COVID-19 so với khách sạn.
Tại Việt Nam, yếu tố hàng đầu đối với du khách Việt khi quyết định lựa chọn các dịch vụ du lịch là uy tín thương hiệu.
3. Phương thức kinh doanh mới: Sự cần thiết của việc tái kích cầu du lịch MICE
Mặc dù sự hào hứng đối với du lịch giải trí đang dần trở lại, Google nhận thấy một số tình trạng bất ổn trong nhu cầu đi công tác, đặc biệt là trong phân khúc MICE- là một trong những phân khúc quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch trong khu vực, đây là cơ hội để các doanh nghiệp lữ hành cùng nhau thể hiện vai trò chủ chốt trong việc chuyển dịch tâm lý người tiêu dùng theo chiều hướng tích cực.
Xây dựng niềm tin cho khách hàng là chìa khóa để khơi dậy nhu cầu đối với phân khúc MICE. Google cũng thấy được các chính phủ đóng vai trò tích cực trong việc nỗ lực kích cầu du lịch Việt Nam hậu Covid-19.
Tham khảo: Google