Sự xuất hiện của mạng di động 5G đã tạo nên một làn sóng tranh cãi trong dư luận bởi sự thiết thực của nó trên điện thoại. Vậy liệu 5G có thực sự cần thiết hay không?
Còn nhớ mạng di động 5G được các nhà mạng triển khai thử nghiệm giữa lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn thế giới. Rất nhiều người đã đổ xô sự quan tâm vào công nghệ viễn thông mới mẻ này, và dĩ nhiên cũng không tránh khỏi những luồng ý kiến trái chiều về nó xoay quanh những tính năng và hạn chế mà nó mang lại.
5G có gì hơn 4G?
Mạng 5G (5th Generation) được biết là thế hệ mạng di động tiếp theo ra đời kế thừa cho đàn anh 4G. Với 5G tốc độ tải xuống sẽ nhanh hơn, truyền phát dữ liệu mượt mà hơn,…
Trên lý thuyết, 5G có thể download với tốc độ tối đa trong khoảng từ 1 tới 10 GB/s với độ trễ chỉ 1 mili giây. Còn thực tế, tốc độ download trung bình của 5G tối thiểu là 50 Mb/s với độ trễ 10 mili giây. Nhanh hơn rất nhiều nếu so với tốc độ download trung bình hiện tại của 4G là 15 MB/s và độ trễ 50 mili giây.
Nghe đúng là rất hấp dẫn nhỉ!
5G cũng có yếu điểm trên smartphone
5G hiện nay chỉ xuất hiện tại một số nước phát triển mạnh về viễn thông chứ chưa hoàn toàn được ứng dụng phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.
Hầu hết người dùng hiện nay trên toàn thế giới đều xem mạng 4G là một mạng lưới viễn thông phổ biến hiện nay, ngay cả khi 5G ra mắt bởi những tính năng mà 4G mang lại là quá đủ cho cái gọi là “trải nghiệm số”.
5G phải sử dụng sóng siêu âm với tần số cao nhưng chúng không thể đi xuyên qua tường, mái nhà. Trong khi, bước sóng của mạng 4G lại có khả năng vượt qua các chướng ngại vật tốt hơn mạng 5G.
Cái gì “càng hiện đại thì càng hại điện” quả thật cũng không sai. 5G được cho là đối thủ không độ trời chung với pin điện thoại. Các dòng điện thoại, cho dù là cao cấp cũng không tránh khỏi tình trạng bị 5G “ngốn” pin dẫn đến tình trạng sụt nhanh chóng.
Vả lại, hiện nay việc phát triển cơ sở hạ tầng cần cho việc triển khai mạng 5G cũng cần có chi phí khá cao. Đồng thời các thiết bị đời cũ sẽ không hỗ trợ 5G nhiều. Mà người dùng thì cũng không quá mặn mà với công nghệ mới này, nên việc lên đời cho “dế yêu” của họ chỉ vì được trải nghiệm 5G cũng là điều bất khả dĩ.
Một bất lợi cản trở người dùng di động tương lai trong việc tiếp cận và trải nghiệm mạng 5G chính là chi phí. Một người dùng viết trên mạng xã hội Weibo chia sẻ: “Một chiếc điện thoại 5G, một thành phố có mạng 5G phủ sóng và khả năng chi trả cho gói dữ liệu 5G. Tôi đang thiếu cả ba điều kiện này”.
Vậy mới thấy được cứ không phải ai cũng có thể sử dụng 5G, không phải cái gì mới cũng được mọi người đón nhận.
4G đã đủ hay chưa?
Phần lớn nhu cầu của người dùng smartphone hiện nay – 4G hoàn toàn có thể đảm nhiệm tốt, thay vì sự có mặt của mạng 5G.
Không xét đến với vấn đề mang tầm cỡ vĩ mô như sẽ giúp kết nối vạn vật mà mạng 5G mang lại. Dưới vai trò là một người dùng phổ thông với những nhu cầu bình thường lướt web, chơi game, mạng xã hội,… Với mình, tốc độ 4G hiện tại đã đủ để khiến mình hài lòng.
4G được hầu hết người dùng ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung tin tưởng bởi mức độ phổ biến, bởi cái gọi là “chuẩn mực” mà nó đem đến cho trải nghiệm của họ.
Một mặt khác, các báo cáo công bố cũng thường xuyên ca ngợi về tốc độ download các bộ phim hay tựa game trong vài giây, tuy nhiên những việc làm này ta hoàn có thể trải nghiệm online.
“Nếu chỉ dùng smartphone, dễ nhận thấy tốc độ của 4G đã thừa đủ cho các loại dịch vụ chúng ta dùng hàng ngày, từ xem phim, nghe nhạc online đến học tập hay họp từ xa.”
Đâu là tương lai của mạng di động?
Vậy nếu mạng di động 5G chưa thực sự phù hợp trên smartphone thì đâu sẽ là hướng đi cho một nền công nghệ viễn thông?
Nói đâu xa, liên tưởng đến câu chuyện iPhone về chiếc kích cỡ màn hình. Steve Jobs: “Sẽ không có người nào muốn mua một chiếc điện thoại với màn hình lớn”, nhưng cuối cùng iPhone 6 Plus 5,5 inch ra đời đã làm nên sự thành công cho Apple.
Quay trở lại với công nghệ mạng 5G, có thể tại thời điểm này, người dùng vẫn chưa quá mặn mà với công nghệ viễn thông này. Tuy nhiên, trong tương lai, nó vẫn sẽ trở thành xu hướng và là điểm đến tiếp theo mà các ông lớn công nghệ theo đuổi.
“Các đặc tính của 5G chủ yếu phục vụ cho một thế giới kết nối vạn vật IoT trong tương lai, các dịch vụ mang tính thời gian thực với độ trễ thấp. Cụ thể đó là các tiện ích của Smart City, Smart Factory chứ không phải là ứng dụng trên smartphone.”
Ông Nguyễn Tử Quảng – CEO BKAV
Theo CEO Bkav chia sẻ như trên, mạng di động 5G trong tương lai sẽ chủ yếu phục vụ cho thế giới kết nối vạn vật IoT thay vì đem lên những trải nghiệm trên điện thoại vì 4G đã là quá đủ!
Bên cạnh đó, theo trang Digitaltrends, nhiều người trong chúng ta vẫn phụ thuộc vào 3G khi không có mạng 4G và đó chính xác là những gì sẽ xảy đến với 5G. Ý tưởng cho rằng 5G sẽ là sự thay thế hoàn toàn cho 4G là sai lầm. Trên thực tế, đó chỉ là một công nghệ bổ trợ song song.