Theo xếp hạng của tạp chí PLoS Biology, hơn 40 nhà khoa học gốc Việt thuộc 100.000 nhà khoa học thế giới có trích dẫn nhiều nhất.
Tạp chí PLoS Biology vừa công bố một danh sách 100.000 nhà khoa học trên thế giới trong đó có hơn 40 nhà khoa học gốc Việt được xếp vào nhóm “most-cited scientists” (được trích dẫn nhiều nhất).
Tác giả của công bố này là nhóm Metrics của John Ioannidis (Đại học Stanford, Mỹ). Nhóm tác giả dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến 2017 của gần 7 triệu tác giả. Họ lọc ra 100.000 người đứng hàng “most cited”.
Trong danh sách 100.000 nhà khoa học trên có hơn 40 nhà khoa học gốc Việt, hiện làm việc ở các trường đại học trên thế giới.
Trong số này có nhiều người quen thuộc như GS. Nguyễn Văn Tuấn, nhà khoa học y khoa chuyên về dịch tễ học và di truyền loãng xương, ông là nghiên cứu viên chính tại viện Garvan, Úc.
Một số nhà nghiên cứu thuộc danh sách “ảnh hưởng nhất thế giới” như PGS. Nguyễn Xuân Hùng, người lần thứ 5 lọt vào danh sách top các nhà khoa học thế giới có tầm ảnh hưởng. Như GS.TS Nguyễn Thục Quyên, là giảng viên khoa học và hóa sinh của Đại học California, Santa Barbara, Mỹ. Bà tập trung nghiên cứu về các dụng cụ điện tử hữu cơ như quang điện, LED.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng là Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành (CIRTECH), Đại học công nghệ TP.HCM (HUTECH). Ông là người Việt Nam duy nhất 5 năm liên tiếp lọt top 1% các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2018 vừa được tổ chức Clarivate Anlysis công bố.
Ông tập trung vào phát triển các công cụ tính toán mạnh và mô phỏng trên máy tính, đang được ứng dụng vào lĩnh vực cơ kỹ thuật, cơ sinh học, vật liệu.
GS.TS Nguyễn Sơn Bình làm việc tại khoa hóa Đại học Northwestern, Mỹ. Lĩnh vực ông tập trung nghiên cứu là thiết kế vật liệu mềm dành cho ứng dụng trong hóa học xúc tác, y học và khoa học vật liệu.
[blog type=”alt” heading=”Xem thêm bài mới nhất” heading_type=”block” /]
Theo VTC