Trong một loạt các trò chơi phổ biến dành cho điện thoại Android, có một trojan nguy hiểm đã được phát hiện, mục đích của nó là thường xuyên hiển thị quảng cáo xâm nhập vào thiết bị người dùng. Phát hiện này đã được báo cáo bởi một nhóm nghiên cứu bảo mật từ Avast.
Các nhà nghiên cứu bảo mật của công ty Avast đã kiểm tra Cửa hàng ứng dụng Google Play. Trong 47 trò chơi, họ đã tìm thấy trojan quảng cáo dưới dạng HiddenAds. Chúng cải trang thành game an toàn và hữu ích, nhưng thực sự đặt quảng cáo ngầm xâm nhập thiết bị đội lốt các trò chơi.
Avast nhấn mạnh rằng, các trò chơi như vậy có thể ẩn thân xâm nhập ngầm trên thiết bị bị nhiễm, và hiển thị quảng cáo một cách không kiểm soát, ngay cả khi người dùng đã gỡ cài đặt trò chơi đó khỏi thiết bị. Các trò chơi bị nhiễm đã được tải xuống tổng cộng hơn 15 triệu lượt tải.
Đại diện của Google đã được thông báo về các trò chơi nguy hiểm này, điều bất ngờ là nhiều trong số chúng vẫn có sẵn trong kho ứng dụng Google Play tại thời điểm này.
Đồng thời, các trò chơi được đề cập dưới đây có điểm chung là bị xếp hạng thấp trong các bài đánh giá, vì người dùng phàn nàn về quảng cáo liên tục.
Dưới đây là báo cáo của nhóm Avast với các game tiềm ẩn độc hại cùng số lượt tải xuống tương ứng:
- Draw Color by Number (1 triệu lượt tải)
- Skate Board – New (1 triệu lượt tải)
- Find Hidden Differences (1 triệu lượt tải)
- Shoot Master (1 triệu lượt tải)
- Spot Hidden Differences (500.000 lượt tải)
- Dancing Run – Color Ball Run (500.000 lượt tải)
- Find 5 Differences (500.000 lượt tải)
- Joy Woodworker (500.000 lượt tải)
- Throw Master (500.000 lượt tải)
- Throw into Space (500.000 lượt tải)
- Divide it – Cut & Slice Game (500.000 lượt tải)
- Tony Shoot – NEW (500.000 lượt tải)
- Assassin Legend (500.000 lượt tải)
- Stacking Guys (500.000 lượt tải)
- Save Your Boy (500.000 lượt tải)
- Assassin Hunter 2020 (500.000 lượt tải)
- Stealing Run (500.000 lượt tải)
- Fly Skater 2020 (500.000 lượt tải)
- Disc Go (500.000 lượt tải)
Theo một số chuyên gia, số lượng phần mềm độc hại trong ứng dụng di động đang tăng lên nhanh chóng. Nếu trong ba tháng đầu năm ngoái, có 14,5 nghìn ứng dụng độc hại xuất hiện trên nền tảng Android thì trong quý đầu tiên của năm nay, số lượng này tăng gấp đôi lên 29 nghìn.
Theo Upstream, số lượng thiết bị Android bị nhiễm phần mềm độc hại lên tới 11,2 triệu, nhiều hơn 7% so với quý đầu năm ngoái.
Điều tồi tệ nhất là bất chấp tất cả các biện pháp bảo mật, nhiều tiện ích, ứng dụng độc hại vẫn ồ ạt xâm nhập vào kho ứng dụng Google Play nổi tiếng.
Vào cuối năm 2019, 30% trong số 100 ứng dụng phần mềm độc hại hàng đầu đã có sẵn trong Google Play.
Các chuyên gia cũng nhận thấy một cơ chế chung là hầu hết các phần mềm độc hại gắn với danh mục nội dung giải trí, cho phép bạn dành thời gian rảnh để sử dụng và giải trí bằng cách đọc tin tức, nghe nhạc và chơi trò chơi.
Ứng dụng có vấn đề nhất là Snaptube đã có hơn 40 triệu lượt tải. Sau đó nó đã bị xóa khỏi Google Play. Nhưng nó lại có mặt trên cửa hàng ứng dụng AppGallery trong các thiết bị Huawei và cửa hàng ứng dụng Xiaomi GetApps.
Theo Gizchina