Phương pháp giảng dạy truyền thống đã không còn hiệu quả giữa thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. Vậy, câu hỏi đặt ra là phải làm gì để phát triển sự sáng tạo của học sinh, sinh viên bằng những cách dạy và học mới, chẳng hạn như sử dụng máy chiếu tương tác?
Cuộc cách mạng công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ diện mạo của thế giới trên mọi lĩnh vực. Những đổi mới trong giáo dục chưa bao giờ là cần thiết hơn để đáp ứng các yêu cầu của thế kỷ đang đổi thay từng ngày. Theo giáo sư Sir Ken Robinson (Đại học Warwick, Vương quốc Anh), các phương pháp giảng dạy truyền thống đã không còn hiệu quả, vì chúng kìm hãm sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của sinh viên. Thay vào đó, những cách mới áp dụng công nghệ như máy chiếu tương tác, công nghệ thực tế ảo… giúp công tác giáo dục trở nên hiệu quả, thu hút và hấp dẫn cả người dạy và người học.
Nhận ra điều này, chính phủ các nước cũng đang có những cải tiến đáng kể trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào giảng dạy: Singapore đang xây dựng Quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới; Thái Lan với kế hoạch phát triển các lớp học thông minh sử dụng thiết bị mang tính tương tác cao hay Malaysia đầu tư vào các công nghệ đổi mới trong giáo dục như mô hình “Trường Học Thông Minh”.
Cuộc cách mạng giáo dục tại Việt Nam
Gần đây, trường đại học Văn Lang TPHCM đã “cách tân” phương thức giảng dạy hiện tại, tăng tính tương tác và nâng cao trải nghiệm của sinh viên trong các lớp học, nhằm giải phóng những ý tưởng và khuyến khích sự sáng tạo tự nhiên.
Ở thời đại công nghệ 4.0, chúng ta đã quá quen thuộc với các thiết bị thông minh như iPad, máy tính bảng, máy chiếu… Thế nhưng việc nghe đến “máy chiếu có khả năng tương tác trực tiếp với người dùng như một bảng vẽ kỹ thuật số khổng lồ, trông như một phân cảnh nào đó trong các bộ phim khoa học viễn tưởng” thì rất đáng tò mò đúng không? Đây chính là hiện tượng đang “gây sốt xình xịch” tại trường đại học Văn Lang. Đoạn video cho thấy cảnh giáo viên và sinh viên sử dụng chiếc máy chiếu này đã nhận được đến 20.000 lượt thích trên Facebook.
Việc áp dụng công nghệ cao vào quá trình giảng dạy của trường không chỉ nhằm mang lại chất lượng cao trong giảng dạy mà còn với mong muốn khơi mở tư duy của sinh viên, hướng các bạn đến một phong cách sống tích cực và hiện đại.
Cô Đoàn Thị Kiều Oanh (Ms. Sarah), giảng viên tiếng Anh chia sẻ: “Mục tiêu của chúng tôi là truyền cảm hứng, từ đó giúp sinh viên thay đổi phong cách sống và lối tư duy. Chúng tôi hi vọng rằng những trải nghiệm từ trường học sẽ khuyến khích các bạn sinh viên tham gia vào các ngành nghiên cứu nhiều hơn và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống tại chính nơi mà các bạn làm việc và sinh sống.”
Xem hình ảnh của một tiết học áp dụng máy chiếu tương tác
Để đạt được mục tiêu này, ĐH Văn Lang đã cho lắp ráp máy chiếu tương tác Epson trong các phòng học của mình, với tổng số 120 máy chiếu Epson EB-120, 20 máy chiếu tương tác EB-585W, và 5 máy chiếu tương tác EB-695Wi.
Kích thước màn hình đóng vai trò cực kì quan trọng, đặc biệt là trong các lớp học có quy mô lớn. Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ của Radius Research cho thấy 58% học sinh không thể đọc nội dung được hiển thị trên màn hình phẳng 70-inch. Đây là một phát hiện đáng báo động cho các trường học đang sử dụng màn hình phẳng có kích thước này, hoặc thậm chí nhỏ hơn. Máy chiếu tương tác khác hẳn nhờ vào kích thước hình ảnh lớn và chất lượng hình ảnh cao hơn. Các trình chiếu cảm ứng không bị giới hạn ở một kích thước cụ thể và có thể lên tới 100 inch, gấp đôi kích thước của một màn hình phẳng cảm ứng 50-inch đắt tiền. Hai máy chiếu tương tác cũng có thể được ghép đôi để tạo ra một màn hình tương tác cực rộng lên tới 177 inch.
“Khi thời điểm các cuộc cách mạng giáo dục theo phong cách hiện đại, khai phóng đang bùng nổ, công nghệ máy chiếu tương tác của Epson sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng để giải phóng những ý tưởng và sáng tạo tự nhiên của các sinh viên.” Amy Kwa, Trưởng Ban, Bộ Phận Thiết Bị Hình Ảnh của Epson từng phát biểu.
Lớp học của thế kỷ tương lai đã không còn là những viễn cảnh trong phim, chiếc máy chiếu Epson EB-120 dường như đã trở thành người bạn không thể thiếu của sinh viên đại học Văn Lang trong các tiết học trên giảng đường, các buổi làm việc nhóm, thuyết trình.
Một điểm cộng nữa của chiếc máy này là dù có những tính năng “hoành tráng” như vậy nhưng thật ra lại rất dễ sử dụng. Với những giao diện thân thiện với người dùng và những tính năng trực quan, khi muốn thiết lập, các bạn chỉ cần truy cập vào trang web của Epson và đọc thông tin về các tính năng là có thể sử dụng ngay một cách dễ dàng.
Xuyên suốt quá trình phát triển của mình, ĐH Văn Lang luôn tập trung xây dựng những trải nghiệm giáo dục phong phú nhất cho sinh viên. Với máy chiếu tương tác Epson này, giờ đây, việc dạy và học trở nên thú vị hơn bao giờ hết, hãy tạm biệt những tiết học nhàm chán ngủ gà ngủ gật trên giảng đường nhé.
[blog type=”alt” heading=”Xem thêm bài mới nhất” heading_type=”block” /]