NASA sẽ áp dụng thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép DART: the Double Asteroid Redirection Test để bảo vệ Trái đất.
Bối cảnh: Hành tinh của Trái đất là một nơi tuyệt đẹp, nhưng một ngày nào đó, nếu có một tiểu hành tinh khổng lồ “tấn công” thì sẽ kết thúc mọi thứ ở đây. So với kích thước của các thiên thể khác, sẽ không cần nhiều đá không gian để phá hủy hành tinh – ngay cả một tiểu hành tinh 150m cũng đủ lớn để gây ra mối đe dọa rất lớn đối với Trái đất. Đó là lý do tại sao NASA đã nghiên cứu và áp dụng Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép – DART: the Double Asteroid Redirection Test.
Vì việc đưa động lượng của một Tiểu hành tinh đến điểm dừng hoàn toàn là điều không khả thi với trình độ công nghệ hiện tại của chúng ta. Con người vẫn chưa tạo ra một lá chắn năng lượng như trên phim khoa học viễn tưởng xung quanh toàn bộ hành tinh, nên sự chệch hướng là lựa chọn tốt nhất của nhân loại nhằm chống lại sự tấn công ngoài ý muốn này. Và sự chệch hướng chính là điều mà DART hy vọng sẽ đạt được.
Về bản chất, DART sẽ sử dụng cái mà NASA gọi là kỹ thuật “tác động động học” (kinetic impactor) để đưa một tàu vũ trụ vào khoảng không lớn, với mục đích là đạt được một vụ va chạm với một tiểu hành tinh mục tiêu.
NASA hy vọng điều này sẽ đánh bật các tiểu hành tinh đe doạ Trái đất ra khỏi quỹ đạo của chúng. Dù sao thì đó cũng là mục tiêu dài hạn. Trước mắt, NASA cần đảm bảo công nghệ của mình hoạt động tốt bằng việc cho ra một kết quả mĩ mãn trong lần đầu thử nghiệm.
NASA sẽ phóng tàu vũ trụ DART của mình vào rạng sáng mai hoặc tối nay (theo giờ Mỹ). Sự kiện bắt đầu lúc 1:21 sáng theo giờ miền Đông EST vào ngày 24/11. Tiểu hành tinh mà DART nhắm tới có tên là Didymos, với vật thể chính có chiều ngang khổng lồ 780m.
DART đang phóng lên tên lửa SpaceX Falcon 9 và sẽ cất cánh từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg (Vandenberg Space Force Base) ở California. Sau khi DART phân tách thành công với tên lửa chủ, nó sẽ di chuyển về đích với thời gian đến dự kiến rơi vào khoảng tháng 9 năm 2022.
Chúng ta cần biết rằng, theo NASA, Didymos không phải là một mối đe dọa đối với Trái đất ngay bây giờ, đó chính là lý do tại sao tổ chức này muốn sử dụng nó như một đối tượng thử nghiệm. Nếu tính toán của NASA là chính xác, vụ va chạm của DART với “mặt trăng” của Didymos sẽ làm thay đổi tốc độ quỹ đạo của nó quanh thiên thể chính “một phần trăm 1%”. Điều đó tương đương với sự thay đổi “chu kỳ quỹ đạo” trong vài phút, điều này sẽ làm cho nó có thể quan sát và đo lường được bằng các kính thiên văn trên Trái đất.
Khả năng quan sát hành tinh nhỏ của Didymos rất quan trọng đối với sự thành công của nhiệm vụ này. NASA sẽ dựa vào các dấu hiệu trực quan, chẳng hạn như tần suất mặt trăng làm mờ ánh sáng phản xạ với Didymos, để xác định xem nó có bị di chuyển thành công hay không.
Sẽ còn lâu nữa trước khi những người bình thường chúng ta có được dữ liệu đó, nhưng dù sao thì đây cũng là một thời điểm thú vị và chúng ta rất nóng lòng để xem liệu sứ mệnh của DART có thành công hay không.