Theo IDC, trong bối cảnh COVID-19, lĩnh vực dịch vụ tài chính sẽ hưởng lợi từ mức tăng trưởng GDP 4.3% ở khu vực Đông Nam Á và Đài Loan.
Mặc cho những thách thức kinh tế mà khu vực đang phải đối mặt trong năm 2020, ngành dịch vụ tài chính kỹ thuật số đang ở một vị thế cực kỳ vững chắc cung cấp các sản phẩm thích hợp – những sản phẩm đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của người dùng và tổ chức mặc cho các hạn chế về mặt vật lý và xã hội đang được áp đặt lên hầu hết dân số.
Đông Nam Á (ĐNÁ) và Đài Loan (TW) tiếp tục đạt mức tăng trưởng GDP cao hơn mức trung bình trên toàn cầu – tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở ĐNÁ và Đài Loan trong giai đoạn 2019-2023 là 4,3%, trong khi con số này trung bình trên toàn cầu là 3,2%. Báo cáo mới nhất đến từ IDC Financial Insights với tiêu đề Đông Nam Á và Đài Loan – Dịch vụ tài chính kỹ thuật số đang tăng trưởng nhanh chóng bàn về tình hình các dịch vụ tài chính ở hiện tại, cách thức mà dịch vụ tài chính kỹ thuật số có thể giúp giải quyết chúng và phân tích quy mô thị trường ở hiện tại và tiềm năng của các giải pháp này.
“Khu vực Đông Nam Á và Đài Loan gặp phải nhiều vấn đề then chốt trong bối cảnh các dịch vụ tài chính có tỉ lệ sử dụng thấp – số người dân chưa có tài khoản ngân hàng còn cao và mức độ thâm nhập của các sản phẩm tài chính truyền thống còn thấp – chứng tỏ đây là lĩnh vực tăng trưởng lý tưởng cho các dịch vụ tài chính kỹ thuật số. Ví điện tử, cho vay kỹ thuật số, công nghệ bảo hiểm và dịch vụ quản lý tài sản kỹ thuật số có khả năng giải quyết nhiều vấn đề hiện có và dự kiến sẽ phát triển nhanh chóng trong khu vực,” ông Michael Sek Pheng Yeo, Giám đốc nghiên cứu cấp cao của IDC Financial Insights Asia/Pacific cho biết.
Đông Nam Á và Đài Loan phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến tỉ lệ sử dụng các dịch vụ tài chính: số người dân tạo tài khoản ngân hàng cũng như mức độ thâm nhập của thẻ ngân hàng thấp; ác cảm với việc gửi tiết kiệm trong ngân hàng, tỉ lệ cho vay thấp; và mức độ thâm nhập của sản phẩm bảo hiểm, đầu tư thấp. Với bối cảnh trên, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính kỹ thuật số đã đưa ra các giải pháp khả thi để giải quyết những vấn đề này.
Nghiên cứu này của IDC nhằm tìm hiểu quy mô thị trường hiện tại của ví điện tử, cho vay kỹ thuật số, công nghệ bảo hiểm, và quản lý tài sản kỹ thuật số, cũng như nắm bắt xu hướng thúc đẩy việc sử dụng những sản phẩm dịch vụ mới trong các phân khúc công nghệ, cũng như dự đoán tốc độ tăng trưởng trong tương lai của các dịch vụ tài chính kỹ thuật số trong từng phân khúc ở 7 khu vực thuộc Đông Nam Á và Đài Loan.
Một vài điểm nổi bật:
- Các dịch vụ tài chính kỹ thuật số ở ĐNÁ và TW sẽ tăng trưởng rất đáng kể, ví điện tử, cho vay kỹ thuật số và các sản phẩm công nghệ bảo hiểm đều sẽ có mức tăng trưởng trung bình hằng năm hơn 10% từ 2019-2023, trong đó một số giải pháp như cho vay kỹ thuật số tăng trưởng với tốc độ trung bình trên 50%/năm.
- Indonesia là thị trường hứa hẹn nhất cho nhiều giải pháp dịch vụ tài chính kỹ thuật số, đặc biệt là đối với ví điện tử và cho vay kỹ thuật số. Với lợi thế dân số đông, tỉ lệ tiếp cận các dịch vụ tài chính truyền thống hiện tại đang thấp đồng nghĩa với việc các dịch vụ kỹ thuật số mới này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của người dân và nhiều khả năng sẽ tạo ra một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ.
- Hệ thống tiền tệ kỹ thuật số đang trở thành chìa khóa thành công trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp trong khu vực có khả năng tiếp cận vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong dịch vụ tài chính kỹ thuật số – cũng như những doanh nghiệp hoạt động ở nhiều thị trường khác nhau – có lợi thế tận dụng dữ liệu cho các hoạt động vận hành và chuyển đổi dữ liệu đó thành những nhận định mới có khả năng tạo ra những nguồn doanh thu mới.
Giải pháp dịch vụ tài chính kỹ thuật số sẽ là một trong những chủ đề chính được thảo luận tại Hội nghị dịch vụ tài chính châu Á năm 2020 do IDC tổ chức, diễn ra từ ngày 13 – 14/8/2020 tại Marina Bay Sands, Singapore. IDC Financial Insights sẽ tiết lộ nghiên cứu mới nhất về ngành dịch vụ tài chính và bảo hiểm cũng như tổ chức các cuộc thảo luận hấp dẫn về Tự động hóa quy trình bằng robot, Ứng dụng AI trong Ngân hàng, Quản trị, Rủi ro và Tuân thủ; và nhiều chủ đề khác.
[blog type=”alt” heading=”Xem thêm bài mới nhất” heading_type=”block” /]