Robot siêu nhỏ AntBot được thiết kế dựa trên khả năng điều hướng đặc biệt của loài kiến sa mạc để có thể di chuyển mà không cần dùng đến định vị GPS.
Mắt người không nhạy cảm với ánh sáng phân cực và bức xạ cực tím. Tuy nhiên, loài kiến lại có thể sử dụng chúng để xác định vị trí trong không gian. Đặc biệt, loài kiến sa mạc Catagly có thể trở về đúng tổ của mình mà không bị lạc, ngay cả khi đường đi bị che phủ hàng trăm mét dưới ánh sáng mặt trời gay gắt.
Điều đặc biệt hơn, kiến sa mạc lại không thể sử dụng pheromone (chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài) để tìm về đúng tổ mà nhờ vào các yếu tố khác. Cụ thể, loài kiến này sử dụng hai nguồn thông tin: bộ phận đặc biệt gọi là Heading đóng vai trò như một “la bàn thiên thể” (celestial compass) để tự định hướng bằng ánh sáng phân cực của bầu trời và khoảng cách bị che phủ.
Nguồn thông tin thứ hai có được nhờ việc đo đạc thực tế, được thực hiện bằng cách đơn giản là đếm các bước kết hợp với tốc độ di chuyển so với mặt trời. Khoảng cách và định hướng là hai phần thông tin cơ bản, một khi được kết hợp, cho phép chúng trở lại tổ một cách đơn giản.
AntBot, robot hoàn toàn mới được thiết kế bởi các nhà nghiên cứu của CNRS và Đại học Aix-Marseille (AMU) tại ISM, sao chép khả năng điều hướng đặc biệt của loài kiến sa mạc. Robot này được trang bị một la bàn quang học được sử dụng để xác định Heading của nó bằng ánh sáng phân cực và bằng cảm biến chuyển động quang học hướng về mặt trời để đo khoảng cách được bao phủ.
Với khả năng này, AntBot thực tế đã chứng minh là có thể vận hành giống như loài kiến sa mạc, để khám phá môi trường và tự quay trở lại căn cứ của mình, với độ chính xác lên tới 1 cm sau khi bao phủ tổng khoảng cách 14 mét mà không cần đến tín hiệu GPS.
Với cân nặng 2,3 kg, robot này có chiều dài gần 2 mét để tăng tính cơ động, cho phép nó di chuyển trong môi trường phức tạp. AntBot còn được trang bị bánh xe và drone để có thể vận hàng trong những điều kiện phức tạp (khu vực thảm họa, địa hình gồ ghề, thăm dò địa chất ngoài trái đất…
La bàn quang học được phát triển bởi các nhà khoa học, rất nhạy cảm với bức xạ cực tím phân cực của bầu trời. Với việc dùng “la bàn thiên thể” này, AntBot có thể đo Heading với độ chính xác 0,4° trong cả điều kiện thời tiết tốt hoặc nhiều mây. Độ chính xác điều hướng đạt được với các cảm biến tối giản đã chứng minh rằng, robot lấy cảm hứng từ sinh học có thể mang lại những đổi mới rất lớn cho cuộc sống.