Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng và trung hòa carbon, nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức về hạ tầng, nguồn vốn và công nghệ, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và đối tác quốc tế.
Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng trong chuyển đổi năng lượng và hỗ trợ trung hòa carbon. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, quốc gia đang đối diện với những thách thức về hạ tầng, nguồn vốn và ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Nhận thức được thực trạng này, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ ba tham gia chương trình “Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng” (Just Energy Transition Partnership – JETP), hợp tác cùng nhóm G7, Liên minh Châu Âu (EU), Na Uy và Đan Mạch nhằm hướng tớ i mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Chuyển đổi năng lượng: Cơ hội và thách thức
Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã gia tăng đáng kể việc ứng dụng năng lượng tái tạo. Quy hoạch năng lượng quốc gia 2021-2030 đặt ra mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm từ 30,9% đến 39,2% tổng cung điện vào năm 2030, và lên đến 47% nếu các cam kết tài chính quốc tế trong JETP được đảm bảo.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng năng lượng tái tạo, Việt Nam cũng đối mặt với thách thức lưới điện và lưu trữ năng lượng. Hiện tại, các dự án điện gió và điện mặt trời được triển khai nhanh, nhưng hạ tầng truyền tải chưa đủ khả năng đáp ứng.
Hạ tầng truyền tải: Nhân tố quan trọng trong chuyển đổi năng lượng
Chính phủ Việt Nam đã mở rộng chính sách cho khu vực tư nhân tham gia vào ngành điện, bao gồm phát điện và truyền tải. Điều này nhằm tăng cường tính cạnh tranh, giêm giải gánh nặng cho hệ thống điện quốc gia, và đảm bảo việc triển khai nhanh chóng, hiệu quả. Các doanh nghiệp về năng lượng như CHINT cũng nhắc đến tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ lưới điện thông minh và hệ thống lưu trữ năng lượng nhằm tối ưu hoá hiệu suất, giảm hao phí.

Hướng đi trong tương lai
Ngoài năng lượng tái tạo, Việt Nam đang đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng hydro xanh, với kế hoạch sản xuất đạt từ 100.000 – 500.000 tấn vào năm 2030. Cùng với đó, các công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCUS) đang được xem là giải pháp tiêm năng. Sự hợp tác giữa nhà nước, doanh nghiệp và quốc tế sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa carbon và xây dựng tương lai bền vững.
Nguồn thông tin
- Theo kế hoạch, sản lượng hydro xanh sẽ đạt 100.000 – 500.000 tấn vào năm 2030 và tăng lên 10 – 20 triệu tấn vào năm 2050.
- Hơn 60% dân số Việt Nam là nông thôn, nhưng tốc độ đô thị hóa đã tăng 7% từ năm 2012 đến năm 2022
- Năm 2022, Chính phủ Việt Nam đã mở rộng chính sách cho phép khu vực tư nhân đầu tư vào ngành điện, bao gồm phát điện và truyền tải.
- Hội nghị khoa học quốc tế về CCUS, mở ra hướng đi mới trong việc giảm phát thải carbon tại Việt Nam.
- Theo cam kết JETP, công suất điện than lắp đặt tối đa sẽ giảm còn 30,2 GW, với 47% điện năng đến từ nguồn tái tạo.
- Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 30,9 – 39,2% nguồn cung cấp điện vào năm 2030.