Đăng ký bản tin
Cập nhật thông tin, đánh giá, bình luận... trong hộp thư email.
“Mọi quyết định và chiến lược kinh doanh của Gojek từ trước tới nay và cả sau này đều phải trả lời câu hỏi: Giá trị chúng tôi chia sẻ với hệ sinh thái là gì? Nói cách khác, doanh thu hay lợi nhuận của Gojek được tạo ra từ việc doanh nghiệp này có thể giải quyết được bao nhiêu bài toán của xã hội”.
Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam
Có thể nhìn vào bài toán “xăng tăng” trong năm qua như một case-study điển hình cho cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của Gojek.
Trong giai đoạn các tài xế hoang mang vì tiền cước không đủ bù tiền xăng, Gojek chia sẻ gánh nặng cho các tài xế thông qua việc tăng mức ưu đãi tới 7% doanh thu, tặng phiếu xăng điện tử cho các đối tác có hiệu suất hoạt động tốt, v.v. giúp các tài xế yên tâm hoạt động.
Đồng thời điều này cũng góp phần đáp ứng nhu cầu giao nhận, di chuyển của khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ sinh thái. Nhân dịp Tập đoàn GoTo – công ty mẹ của Gojek – phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), các bác tài Gojek được tặng hơn 20 triệu USD dưới hình thức cổ phiếu (tại Indonesia) và tiền mặt (tại Việt Nam & Singapore).
Bên cạnh những hỗ trợ về mặt vật chất, Gojek còn mang tới các chương trình hỗ trợ về tinh thần như tặng quà, tổ chức xem phim, tri ân cho đối tác tài xế và gia đình… Qua đó, doanh nghiệp này giúp các đối tác tài xế cảm thấy gắn bó, an tâm hơn khi thực hiện công việc.
Đối với “mảnh ghép” là các chủ quán ăn, nhà hàng trong hệ sinh thái, Gojek mang tới chiến dịch “Để không ai bị bỏ lại phía sau” năm 2020 – 2021, được tiếp nối bằng chương trình “Quán nhỏ vượt sóng to” trong năm 2022 với mục tiêu trang bị kỹ năng, kiến thức và công cụ hỗ trợ các chủ cửa hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào nền kinh tế số, bắt nhịp với xu hướng của người tiêu dùng hiện đại.
Để mở rộng quy mô ảnh hưởng, trong khuôn khổ dự án “Quán nhỏ vượt sóng to”, Gojek ra mắt thư viện thông tin miễn phí bao gồm các kiến thức, kỹ năng và công cụ về tài chính, công nghệ nhằm giúp các chủ cửa hàng nhỏ khởi nghiệp và phát triển kinh doanh ẩm thực trực tuyến.
Ngoài ra, Gojek còn hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM và Nhà Văn hoá Phụ nữ TPHCM tổ chức lớp đào tạo kỹ năng kinh doanh cho 200 chị em phụ nữ đang làm chủ các cửa hàng nhỏ và siêu nhỏ, tập trung vào các kỹ năng liên quan đến lập kế hoạch tài chính, quản lý kinh doanh và cách vận hành một cửa hàng trực tuyến.
Tạo ra tác động xã hội tích cực và giá trị cộng hưởng
Số liệu mới nhất từ Gojek cho thấy, tổng lượng đơn hàng đặt qua nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến GoFood 6 tháng đầu năm 2022 tăng 72% so với cùng kỳ năm 2021, doanh số trung bình của các nhà bán hàng tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Hiện tại, Gojek đã có hàng trăm nghìn đối tác tại Việt Nam, phục vụ nhu cầu của hàng triệu khách hàng, đưa Gojek trở thành một trong những cái tên “top đầu” trên bản đồ ứng dụng đa dịch vụ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, chỉ sau 2 mùa triển khai, chiến dịch “Để không ai bị bỏ lại phía sau” của Gojek đã tạo ra cơ hội thu nhập mới, cải thiện sinh kế cho hàng trăm cửa hàng nhỏ lẻ.
Cụ thể hơn, chiến dịch này không chỉ đào tạo kỹ năng kinh doanh cho 200 chị em phụ nữ, mà trang thư viện trực tuyến còn hỗ trợ hàng ngàn người tiếp cận với kiến thức, nâng cao kỹ năng kinh doanh trực tuyến một cách dễ dàng hơn.
“Khi Gojek có nhiều khách hàng hơn, các tài xế và nhà hàng sẽ có nhiều đơn hàng hơn và gia tăng thu nhập hiệu quả hơn cho các tài xế. Ngày xưa, các bác tài chỉ đi được 4-5 cuốc xe một ngày thì nay với những nền tảng kết nối như Gojek, lượng đơn hàng có thể tăng gấp 4-5 lần”.
Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam
Một doanh nghiệp thường cho mình nhiều lựa chọn để tăng trưởng, song chỉ có một vài cách để có thể phát triển bền vững, đó là tạo giá trị cho tất cả bên liên quan. Hành trình của Gojek nói chung và Gojek Việt Nam nói riêng chính là minh chứng cho điều đó.