Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh tình trạng thiếu chip trên toàn thế giới đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành công nghiệp, từ ô tô đến điện tử, khiến Mỹ lo ngại sẽ tụt hậu trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn.
Chiến lược IDM 2.0
Tại sự kiện Intel Unleased vào 24/3/2021, Intel công bố sẽ chi 20 tỉ USD để xây dựng hai nhà máy sản xuất chip (được gọi là fabs), tại Chandler, Arizona. Kế hoạch này mở đầu chiến lược IDM 2.0 của Intel để đẩy mạnh sản xuất chip. Cổ phiếu của Intel đã tăng lên 5% sau khi tin tức này được tung ra.

Thông báo này, giống với phát biểu công khai đầu tiên của Giám đốc điều hành mới Pat Gelsinger kể từ khi tiếp quản công việc, báo hiệu rằng Intel sẽ tiếp tục tập trung vào sản xuất trong thời gian ngành thay đổi khiến các đối thủ cạnh tranh ngày càng tách rời thiết kế chip và chế tạo chip.
Intel đang và sẽ vẫn là nhà phát triển công nghệ quy trình, nhà sản xuất chất bán dẫn và nhà cung cấp silicon hàng đầu thế giới.
Giám đốc điều hành Pat Gelsinger
Intel cũng cho biết họ sẽ đóng vai trò “xưởng đúc” hoặc đối tác sản xuất cho các công ty chip khác tập trung vào thiết kế bán dẫn nhưng cần một công ty thực sự sản xuất chip. Bộ phận đúc của tập đoàn này sẽ được gọi là Intel Foundry Services và sẽ được dẫn dắt bởi Randhir Thakur, Phó chủ tịch cấp cao hiện tại.
Gelsinger cho biết doanh nghiệp đúc sẽ cạnh tranh trong một thị trường có thể sẽ trị giá 100 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ sản xuất nhiều loại chip, bao gồm cả chip dựa trên công nghệ ARM, được sử dụng trong các thiết bị di động và đã từng cạnh tranh với công nghệ x86 được ưa chuộng của Intel.
Lý do Intel xây thêm nhà máy sản xuất chip mới
Việc Intel đẩy mạnh sản xuất chip có ý nghĩa an ninh quốc gia. Intel cho biết họ đang hợp tác với IBM để cải thiện công nghệ đóng gói và vi mạch. Điều này sẽ “nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán dẫn và hỗ trợ các sáng kiến quan trọng của chính phủ Mỹ.”
Intel hiện đang vận hành bốn nhà máy tại Mỹ, được gọi là “wafer fabs”. Ngoài hai nhà máy ở Arizona đang được mở rộng, Intel còn có các nhà máy khác ở Massachusetts, New Mexico và Oregon. Intel cũng sản xuất chip ở Ireland, Israel và có một nhà máy ở Trung Quốc.
Xưởng đúc của Intel sẽ cung cấp giải pháp thay thế tại Mỹ và châu Âu cho các nhà máy sản xuất chip châu Á.

Vào tháng 2, Tổng thống Joe Biden cho biết sản xuất chất bán dẫn trong nước là ưu tiên của chính quyền ông. Chính quyền của Joe Biden hy vọng sẽ khắc phục tình trạng thiếu chip và giải quyết những lo ngại của các nhà lập pháp, rằng việc thuê ngoài sản xuất chip đã khiến Mỹ dễ bị “tổn thương” hơn trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
Gelsinger đang tiếp quản Intel với nhiều thách thức. Intel đã đánh mất lợi thế sản xuất chất bán dẫn của mình vào tay các đối thủ châu Á, đáng chú ý nhất là TSMC. Các chip tiên tiến nhất của Intel sử dụng quy trình 14nm hoặc 10nm. Intel còn đảm nhận cả việc thiết kế chip, sau đó sản xuất chúng trong nhà máy của riêng mình.

Nhưng các đối thủ, bao gồm khách hàng của Intel như Apple và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như AMD, chỉ cần thiết kế bộ vi xử lý, sau đó giao cho một nhà máy sản xuất chip khác. Các nhà máy sản xuất chip này, như TSMC và Samsung, sử dụng quy trình 5nm tiên tiến hơn, ưu việt hơn vì có nhiều bóng bán dẫn hơn, có thể phù hợp với chip cùng kích thước, giúp tăng suất và độ hiệu quả.
Gelsinger cho biết, chip 7nm của Intel có thể sẽ được hoàn thiện trong quý 2/2021. Bên cạnh đó, Intel cũng có kế hoạch tự sản xuất phần lớn các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, tập đoàn này sẽ tăng cường sử dụng các xưởng đúc của bên thứ ba, bao gồm TSMC, Samsung và GlobalFoundries. Ngoài ra, trong tương lai, Intel sẽ tập trung nhiều hơn vào những khách hàng như Apple.