Mục lục
Công nghệ sạc nhanh giúp ích rất nhiều cho người dùng smartphone ở thời hiện đại hóa. Mọi người đều bận rộn với công việc, các vấn đề thường nhật, và cần sử dụng smartphone xuyên suốt nhưng thời lượng pin có hạn cho nên việc cải tiến công nghệ sạc nhanh qua từng năm được xem là vấn đề cần thiết.
Trên smartphone thì công nghệ nào cũng được cải tiến qua từng năm, riêng chỉ có pin là cứ giậm chân tại chỗ. Để tạm đối phó với thực trạng này, các hãng di động đã đưa ra ba phương án: Một là tăng thời lượng dùng pin, hai là trang bị sạc nhanh, và ba là kết hợp cả hai lại.
Vậy thì việc sạc nhanh có ảnh hưởng nhiều đến smartphone hay không, và hiện tại trên thị trường di động có bao nhiêu công nghệ sạc nhanh phổ biến, trong số này loại nào tốt nhất?
Đầu tiên cần hiểu sơ nguyên lý hoạt động của công nghệ sạc nhanh
Khi cắm sạc vào điện thoại, điện năng sẽ được truyền vào pin. Trong đó tần suất năng lượng truyền vào pin được đo bằng Watt, số Watt này càng lớn thì tốc độ truyền càng lớn. Sự thay đổi năng lượng Watt được tính bằng tích của điện áp (Volt – V) và cường độ dòng điện (Ampere – A). Theo đó, trên mỗi bộ sạc điện thoại sẽ in sẵn thông tin đơn vị V và A. Ví dụ củ sạc OPPO 5V – 4A như hình bên dưới thì khả năng truyền điện năng cho pin tối đa là 20W. Nhưng nếu điện thoại chỉ tiếp nhận được tối đa 15W, thì tốc độ sạc điện thoại cũng chỉ tương đương mức 15W mà thôi.
Cụ thể, một củ sạc điện thoại hoạt động tại 5V – 2A sẽ tạo ta công suất 10W, còn củ sạc nhanh 9V – 1.67A sẽ tạo ra 15W và cứ thế tăng dần để tăng tốc sạc.

Các loại sạc nhanh bình thường nếu chỉ tăng điện áp và cường độ lên mà không làm tăng khả năng tiếp nhận của pin thì chỉ làm pin bị nóng và nhanh hỏng. Bởi vậy sạc nhanh VOOC của OPPO hơn hẳn các hệ thống sạc khác ở chỗ là có thể mở rộng đường tiếp nhận năng lượng của pin lên nhiều lần, do đó mà củ sạc của các máy dùng VOOC thường có cường độ cao hơn hẳn các máy khác
Có mấy loại sạc nhanh?
Trên thị trường di động hiện nay hầu hết các hãng di động đều có chuẩn sạc nhanh “cây nhà lá vườn”, chẳng hạn như: Samsung Adaptive Fast Charge, Apple Fast Charge, OnePlus Dash Charge, Huawei SuperCharge, Qualcomm Quick Charge, Motorola Turbo Charge, OPPO VOOC,… Tuy nhiên, tốt nhất và được nhiều người đánh giá cao thì chỉ mới có Qualcomm Quick Charge và OPPO VOOC.
Về cơ bản, các công nghệ sạc nhanh như Samsung Adaptive Fast Charge và Motorola Turbo Charge hoạt động tương tự Quick Charge của Qualcomm, còn OnePlus Dash Charge thì giống OPPO VOOC.
Công nghệ sạc nhanh nào tốt và an toàn hơn?
Hầu hết các công nghệ sạc nhanh hiện nay đều có thể sạc gần đầy pin cho thiết bị trong vòng 1 giờ đồng hồ. Bởi các hãng cố gắng đẩy dòng điện vào càng nhiều càng tốt để có thể để tăng tốc độ sạc. Theo đó, lúc đầu tốc độ sạc sẽ rất nhanh nhưng khi gần đầy pin thì tốc độ sạc sẽ chậm dần lại để đảm bảo an toàn và tránh quá nhiệt.
Quick Charge của Qualcomm chủ yếu sử dụng sạc nhanh bằng cách tăng điện áp lên cao hơn, trong khi đó VOOC của OPPO sử dụng cách tăng dòng điện lên cao hơn. Ở VOOC, công nghệ này sẽ làm cho nhiệt khi sạc chủ yếu tập trong trong phần củ sạc, còn Quick Charge thì làm cho nhiệt độ của cả củ sạc và thiết bị đều tăng lên.
Để truyền dòng điện với cường độ lớn bằng VOOC, OPPO sử dụng cổng sạc micro-USB với 7 chân tiếp xúc thay vì 5 điểm tiếp xúc như cổng micro-USB thông thường. Ngoài ra, pin của OPPO cũng được thiết kế với 8 chân tiếp xúc thay vì 4-5 chân tiếp xúc như thông thường.

Ưu điểm của sạc nhanh OPPO VOOC so với các đối thủ chính là không quá nóng. VOOC chia năng lượng ra làm nhiều đường sạc song song. thay vì chỉ dùng một đường vào.
Điển hình là chiếc OPPO F9 được tích hợp công nghệ sạc nhanh VOOC và nhiệt độ khi sạc luôn duy trì ở dưới mức 35 độ C, không hề ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thiết bị.
Lấy ví dụ, mỗi khi vừa sạc điện thoại vừa xem phim hoặc chơi game, thì tốc độ sạc diễn ra khá chậm hoặc chậm hẳn. Nguyên nhân là do nhiệt phát sinh từ cả hệ thống sạc nhanh và CPU/GPU (đang “cày” game, phim,…), sẽ khiến điện thoại trở nên quá nóng, vì thế điện thoại sẽ tự động chuyển về chế độ sạc thường nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
Tuy nhiên, VOOC lại có thể xử lý rất tốt tình huống này, giúp người dùng có thể sử dụng điện thoại trong lúc sạc mà vẫn đảm bảo tốc độ sạc nhanh ở mức chấp nhận được.

Hơn hết, so với cơ chế bảo vệ thông thường có cường độ dòng điện cao, công nghệ sạc nhanh VOOC sử dụng 5 cấp độ bảo vệ xuyên suốt từ củ sạc, dây sạc đến cổng sạc trên máy. Sạc nhanh VOOC đã thay thế mạch giảm điện áp bằng một MCU thông minh, giúp bảo vệ hiệu quả smartphone khỏi tình trạng quá nóng trong lúc sạc.
Với sự hỗ trợ của công nghệ sạc nhanh VOOC, OPPO F9 có thể đạt đến hiệu quả 5 phút sạc có ngay 2 giờ liên lạc, giúp người dùng yên tâm sử dụng mà không lo điện thoại bị tắt nguồn mất kết nối. Theo đó, chiếc smartphone tầm trung mới của OPPO sắp ra mắt tại Việt Nam với tên gọi F11 Pro dự kiến được trang bị công nghệ sạc nhanh VOOC 3.0 hứa hẹn mang đến trải nghiệm sạc nhanh còn tốt hơn nhiều so với chuẩn cũ trên OPPO F9.